Trước áp lực suy thoái kinh tế và xu hướng cắt giảm chi tiêu, các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam cần tìm giải pháp để thích ứng biến động thị trường và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Một trong các giải pháp giúp doanh nghiệp gỡ “Thế khó” là sử dụng bao bì thân thiện môi trường. Sử dụng bao bì thân thiện môi trường giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng với khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu và gia tăng khả năng cạnh tranh.
Hãy cùng Bát giấy NKM tìm hiểu top giải pháp bao bì thân thiện với môi trường trong ngành F&B và khám phá những xu hướng ”Xanh” đang thịnh hành hiện nay!
Tại sao bao bì thân thiện với môi trường đang là xu hướng bắt buộc của ngành F&B?
Mỗi ngày, ngành F&B sử dụng lượng lớn bao bì nhựa, từ hộp đựng thức ăn, cốc nước, đến túi đựng thực phẩm. Đây là vật liệu tiện lợi và chi phí thấp, nhưng đồng thời lại rất khó phân hủy trong tự nhiên. Bao bì nhựa mất hàng trăm năm để phân hủy hoàn toàn, khiến nó trở thành mối nguy lớn đối với môi trường toàn cầu.
Tác động của bao bì nhựa từ ngành F&B tới môi trường
Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) là một trong những ngành tiêu thụ nhựa nhiều nhất trên toàn cầu, đặc biệt là bao bì nhựa dùng một lần (bát nhựa,túi ni lông ,…) chiếm tới 36% trong tổng sản lượng nhựa được sản xuất trên toàn cầu (số liệu từ báo cáo của UNEP). Theo báo cáo của UNEP (Chương trình môi trường Liên hợp quốc) năm 2015, bao bì nhựa chiếm gần 50% tổng lượng rác thải nhựa toàn cầu, trong đó phần lớn không được tái chế mà thải thẳng ra môi trường, làm ô nhiễm không khí, đất, và nước.

Thông tin công bố tại hội thảo quốc tế về rác thải nhựa đại dương sáng 10/12/2018 của chương trình môi trường Liên Hợp Quốc: mỗi năm Việt Nam tạo ra 3,1 triệu tấn rác thải nhựa. Trong 3,1 triệu tấn đó 0,73 triệu tấn đã xả ra đại dương, chiếm 6% toàn thế giới, đứng thứ 4 thế giới sau các nước đầu bảng là Trung Quốc, Indonesia và Philippines.
Tại sao bao bì thân thiện với môi trường đang là xu hướng bắt buộc?
Việc rác thải từ bao bì nhựa tạo ra những tác động vô cùng tiêu cực dẫn tới xu hướng thay thế bao bì nhựa bằng bao bì thân thiện với môi trường trong ngành F&B. Người tiêu dùng Việt ngày càng ý thức hơn về môi trường, các doanh nghiệp F&B không đi theo xu hướng này sẽ dần bị khách hàng quay lưng. Các loại bao bì thân thiện với môi trường như bao bì giấy không chỉ giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn giúp các doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt với khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu trong bối cảnh biến động thị trường và áp lực về phát triển bền vững ngày càng lớn.Việc thay thế bao bì nhựa truyền thống bằng các loại bao bì dễ phân hủy sinh học không chỉ là một hành động có trách nhiệm xã hội, mà còn là chiến lược kinh doanh dài hạn giúp doanh nghiệp tăng cường uy tín, đặc biệt trong mắt thế hệ người tiêu dùng nhạy cảm với vấn đề môi trường như genZ, genY.
Các giải pháp bao bì thân thiện với môi trường trong ngành F&B
Hiện nay có rất nhiều giải pháp bao bì thân thiện với môi trường trong ngành F&B, bát giấy NKM sẽ chia thành các nhóm chính gồm: bao bì giấy, bao bì phân hủy sinh học, bao bì ăn được, bao bì tái sử dụng.
Giải pháp bao bì giấy- giải pháp bao bì xanh phổ biến nhất
Trong các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường của ngành F&B, bao bì giấy là một trong các giải pháp xanh mang tính kinh tế và đạt hiệu quả tốt nhất so với các giải pháp khác.
Bao bì giấy Kraft
Giấy kraft là loại giấy có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, là một lựa chọn phổ biến trong ngành F&B khi cần đựng thực phẩm nóng hoặc có nước. Giấy kraft được làm từ sợi gỗ và có thể phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.
- Nguồn gốc
Giấy kraft được sản xuất từ gỗ mềm (thông, bạch đàn,…) qua quá trình kraft – một quy trình tách lignin khỏi cellulose, giúp tạo ra giấy có độ bền và dẻo dai cao.
- Hiệu quả kinh tế
Tuy chi phí sản xuất bao bì gói thực phẩm từ giấy kraft sẽ cao hơn giấy tái chế chút xíu, nhưng về lâu dài, giấy Kraft là giải pháp bền vững và tạo ra giá trị tốt hơn cho các doanh nghiệp khi cần đảm bảo chất lượng bao bì và hình ảnh thương hiệu. Nếu bạn đang cần nhập sỉ và lẻ bao bì gói thực phẩm giá rẻ thì hãy liên hệ ngay với bát giấy NKM nhé!
- Ứng dụng ngành F&B
Giấy kraft có tính kháng ẩm và giữ nhiệt tốt hơn so với nhiều loại giấy khác, điều này làm cho nó trở thành vật liệu lý tưởng để đựng thực phẩm nóng như Tô Kraft 750ml, Tô Kraft 1000ml của bát giấy NKM. Nếu bạn có nhu cầu cần cốc hoặc bát kích cỡ khác, hãy xem thêm tại các sản phẩm khác của bát giấy NKM tại đây Tất cả sản phẩm
- Xử lý môi trường
Bao bì giấy kraft sau khi sử dụng có thể được xử lý bằng cách tái chế hoặc phân hủy sinh học. Quá trình tái chế giấy kraft tương tự giấy tái chế, tuy nhiên giấy kraft có thể được xử lý nhanh hơn do ít chứa tạp chất. Với cách xử lý bao bì giấy Kraft bằng phân hủy sinh học, giấy Kraft phân hủy hoàn toàn trong điều kiện môi trường tự nhiên từ 2 đến 6 tháng mà không hề gây hại cho môi trường. Nhờ đặc điểm nguyên sinh nên chi phí xử lý môi trường rất tối ưu kinh tế vì không yêu cầu can thiệp máy móc, công nghệ phức tạp

Bao bì giấy tái chế
Bao bì giấy tái chế được sản xuất từ giấy đã qua sử dụng, qua quá trình xử lý để tái tạo thành các sản phẩm bao bì mới. Loại bao bì này hiện đang được sử dụng phổ biến trong ngành F&B vì giá vô cùng “Hạt dẻ” mà lại nâng cao hình ảnh thương hiệu từ việc hạn chế rác thải nhựa.
- Nguồn gốc và quy trình sản xuất
Thu gom lại giấy phế liệu, giấy báo cũ hoặc các loại giấy in khác đã qua sử dụng sau đó đưa vào các nhà máy tái chế để xử lý. Quá trình tái chế giấy gồm: phân loại giấy, làm sạch giấy, nghiền nhỏ và tái chế thành giấy mới.
- Hiệu quả kinh tế
Sản xuất bao bì giấy tái chế tiết kiệm hơn về chi phí nguyên liệu so với các loại giấy nguyên sinh, nhưng tính thẩm mỹ và độ bền có thể thấp hơn.
- Ứng dụng ngành F&B
Đóng gói các sản phẩm có trọng lượng nhẹ, không yêu cầu quá cao về khả năng chịu lực hoặc giữ nhiệt.
- Xử lý môi trường
Việc tái chế giấy mất nhiều chi phí hơn do tiêu tốn số nước vô cùng khủng lồ và lượng nước thải xả ra cũng khiến môi trường ô nhiễm nếu xả thẳng mà không qua xử lý. Ở Việt Nam giấy tái chế có chi phí xử lý rất thấp do các doanh nghiệp tái chế thường vi phạm hoặc bỏ qua các quy định của nhà nước liên quan tới xử lý môi trường, điển hình như câu chuyện của làng giấy Phong Khê (Bắc Ninh).
Giấy tái chế có chất lượng và độ bền và hình thức kém hơn hẳn so với giấy Kraft có nguồn gốc tự nhiên chưa qua sử dụng. Tuy nhiên, giấy tái chế vẫn là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo tính thân thiện với môi trường.
Giải pháp bao bì phân hủy sinh học (Biodegradable Packaging)
Bao bì từ bã mía
- Nguồn gốc
Bao bì từ bã mía là một loại bao bì sinh học được làm từ phế phụ phẩm của ngành công nghiệp mía đường. Sau khi ép mía để lấy đường, phần bã còn lại được xử lý và chuyển hóa nguyên liệu có tính chất gần giống với giấy. Quá trình sản xuất bao bì từ bã mía bao gồm việc nghiền nhỏ bã mía, sau đó nén và ép tạo hình thành các sản phẩm khác nhau như bát, đĩa, hộp đựng thực phẩm.
- Đặc tính:
- Thân thiện với môi trường: Bao bì từ bã mía thường không tái chế mà xử lý bằng cách phân hủy sinh học trong các bãi rác trong vòng từ 30 đến 90 ngày hoặc hệ thống ủ phân hữu cơ. Quá trình này không chỉ an toàn cho môi trường mà còn giúp tái tạo tài nguyên dưới dạng phân bón và tối ưu chi phí xử lý môi trường.
- Chịu nhiệt cao: Một trong những ưu điểm nổi bật của bao bì từ bã mía là khả năng chịu nhiệt tốt. Sản phẩm từ bã mía có thể sử dụng để đựng thực phẩm nóng như súp, phở mà không bị biến dạng hay chảy.
- Chống thấm nước: Bao bì từ bã mía có tính chất chống thấm nước, giúp bảo vệ thực phẩm không bị ẩm ướt hay rò rỉ, đồng thời đảm bảo giữ nguyên chất lượng thực phẩm bên trong.
- Ứng dụng ngành F&B
Bao bì từ bã mía thường được sử dụng trong ngành F&B để làm các sản phẩm như tô, đĩa, hộp đựng thức ăn. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho các quán ăn, nhà hàng và cửa hàng bán mang đi vì tính cứng cáp, chịu nhiệt tốt và an toàn cho sức khỏe và dễ dàng xử lý sau khi sử dụng.
- Hiệu quả kinh tế
Chi phí sản xuất và thành phẩm của bao bì bã mía cao hơn so với bao bì nhựa truyền thống và bao bì giấy, nhưng xu hướng tiêu dùng bền vững đang ngày càng phổ biến. Điều này sẽ thúc đẩy nhà hàng, quán ăn nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.

Bao bì từ nhựa phân hủy sinh học PLA (Polylactic Acid)
- Nguồn gốc
Nhựa phân hủy sinh học PLA được sản xuất từ tinh bột có trong ngô, khoai, sắn và các thực vật chứa tinh bột khác. PLA được sản xuất từ quá trình lên men đường từ tinh bột để tạo ra axit lactic, sau đó polymer hóa để thành nhựa phân hủy sinh học PLA.
- Đặc tính:
- Thân thiện với môi trường: Nhựa phân hủy sinh học PLA có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn trong điều kiện công nghiệp. Ở các nhà máy xử lý rác thải sinh học, nhựa phân hủy sinh học PLA có thể phân hủy thành CO2, nước và mùn trong thời gian ngắn.
- Tính trong suốt: Nhựa phân hủy sinh học PLA có đặc tính trong suốt, nên thường được sử dụng trong túi giấy, màng bọc thực phẩm, thực phẩm ăn vặt.
- Chịu nhiệt thấp: Nhược điểm của Nhựa phân hủy sinh học PLA là khả năng chịu nhiệt kém, thường không chịu được nhiệt độ trên 60°C, do đó hạn chế ứng dụng trong các sản phẩm chứa thức ăn nóng.
- Ứng dụng ngành F&B
Nhựa phân hủy sinh học PLA thường sử dụng làm túi đựng thực phẩm, màng phim gói thực phẩm, túi đựng đồ siêu thị. Vì tính trong suốt, kháng khuẩn và kháng tia UV và khả năng phân hủy sinh học, nhựa phân hủy sinh học PLA là lựa chọn lý tưởng cho bao bì thực phẩm ăn nhanh, đồ ngọt và thực phẩm sống.
- Hiệu quả kinh tế
Chi phí sản xuất nhựa phân hủy sinh học PLA hiện tại cao hơn so với nhựa truyền thống như PET, PP và PE. Tuy nhiên sự gia tăng nhận thức về bảo vệ môi trường đã và đang thúc đẩy nhu cầu về PLA nên trong tương lai gần việc sản xuất PLA quy mô lớn sẽ giảm chi phí.

Bao bì từ tinh bột
- Nguồn gốc
Bao bì từ tinh bột được làm từ các nguồn thực phẩm giàu tinh bột như ngô, khoai tây, khoai mì và trộn cùng với nhựa theo tỷ lệ thường là 50% hạt nhựa, 40% tinh bột mì và 10% các chất hữu cơ khác.
Bao bì bột mì vẫn là một loại bao bì nhựa bởi thành phần của chúng vẫn chứa hạt nhựa. Nhưng tỉ lệ hạt nhựa đã được giảm xuống đáng kể nhằm đẩy nhanh tốc độ phân hủy. Tỷ lệ này giúp thời gian phân hủy của túi chỉ còn rút ngắn xuống từ 6 tháng đến 2 năm.
Dù bao bì PLA và bao bì tinh bột đều là các loại bao bì sinh học có nguồn gốc từ thực vật chứa tinh bột nhưng chúng không hề giống nhau. PLA là một dạng polymer từ tinh bột và trải qua quy trình phức tạp, trong khi bao bì từ tinh bột giữ nguyên tính tự nhiên, không cần polymer hóa. Việc so sánh và phân tích sẽ được bát giấy NKM sẽ phân tích kỹ hơn ở một bài blog khác.
- Đặc tính:
- Phân hủy sinh học: Bao bì tinh bột chứa nhựa và tinh bột nên cần đáp ứng điều kiện thì mới phân hủy được. tinh bột. Do tinh bột mạch nhựa đan xen vào nhau nên khi đã đáp ứng đủ các điều kiện, vi sinh vật sẽ hấp thụ cả tinh bột và hạt nhựa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy bao bì tinh bột là Co2, H20, các chất mùn hữu cơ, sinh khối, tất cả đều không gây hại cho môi trường. Các sản phẩm này còn có thể được dùng để làm phân bón hữu cơ giúp cây xanh phát triển tươi tốt hơn.
- Dẻo và đàn hồi: bao bì từ tinh bột mỏng, bền và dai có khả năng tạo thành màng dẻo, chịu được độ ẩm cao.
- Ứng dụng phổ biến: Loại bao bì này thường được dùng để làm màng bọc thực phẩm hoặc bao gói các sản phẩm ăn liền như bánh kẹo, gói đồ trong siêu thị.
- Hiệu quả kinh tế
Chi phí sản xuất bao bì từ tinh bột hiện nay vẫn khá khá cao so với bao bì giấy.

Giải pháp bao bì có thể ăn được (Edible Packaging)
Bao bì từ rong biển
- Nguồn gốc
Chiết xuất của các loại tảo biển như alginate. Tảo biển là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo nhanh, phổ biến ở các vùng biển trên toàn thế giới.
- Đặc tính
- Thân thiện môi trường: Bao bì từ rong biển có khả năng phân hủy sinh học và thậm chí có thể ăn được và còn cung cấp các loại dưỡng chất và dần hạn chế rác thải nhựa.
- Bảo vệ thực phẩm: Loại bao bì này có khả năng chống thấm nước, dầu, và cung cấp màng bảo vệ thực phẩm, giúp thực phẩm giữ được độ tươi lâu hơn. Đồng thời không có hóa chất, phụ gia nên bao bì rong biển hoàn toàn an toàn để gói thực phẩm
- Ứng dụng ngành F&B
Bao bì từ rong biển chủ yếu được sử dụng để làm túi đựng thực phẩm ăn nhanh, bao bì kẹo, hoặc gói bánh. Theo công ty Evoware ở Indonesia: họ đang sản xuất hai loại bao bì sinh học từ rong biển. Loại có khả năng phân hủy sinh học dùng để gói xà phòng và các loại sản phẩm không tiêu thụ được. Loại thứ hai là bao bì có thể ăn được gần như không mùi, không vị, không chất bảo quản,
- Hiệu quả kinh tế
Hiện nay sản xuất rong biển đang phát triển ở mức nguồn cung quy mô nhỏ và sản lượng không ổn định. Dù vài nơi trên thế giới điển hình là Na Uy đã cải thiện năng suất, đáp ứng đủ giấy phép nhưng việc sản xuất rong biển quy mô lớn vẫn còn vô nhiều vấn đề lớn khó kiểm soát và biến động cao như mất mùa, thiếu tài liệu và nhân lực có kinh nghiệm.. Ngoài các vấn đề của nguồn rong biển đầu vào, quy trình chiết xuất và xử lý tảo biển hiện khá phức tạp dẫn tới chi phí sản xuất cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và tăng cường nhu cầu về sản phẩm thân thiện môi trường, chi phí này sẽ giảm trong tương lai.

Bao bì từ protein sữa
- Nguồn gốc
Bao bì làm từ casein, một loại protein tự nhiên có trong sữa; là một loại bao bì được sản xuất từ protein sữa (đạm sữa). Casein được chiết xuất từ sữa bò và sau đó xử lý để tạo ra vật liệu dẻo có thể ăn được.
- Đặc tính
- Bảo quản tốt thực phẩm: Màng từ casein có khả năng ngăn chặn oxy xâm nhập vào thực phẩm tốt hơn đến 500 lần so với màng nhựa. Bao bì làm từ tinh bột xốp hơn so với bao bì từ protein sữa và cho phép oxy thẩm thấu nhiều hơn qua vi lỗ trên màng (microhole). Trong khi đó, bao bì từ protein sữa có lỗ nhỏ hơn và vì vậy có thể tạo ra một mạng lưới chặt chẽ hơn để ngăn chặn oxy thâm nhập vào thực phẩm.
- Thân thiện môi trường và ăn được : Hầu hết làm từ protein nên vật liệu này có thể ăn được và hiện có nhiều vị khác nhau. Các phụ gia làm tăng giá trị dinh dưỡng như vitamin, chế phẩm sinh học và dinh dưỡng dược (nutraceutical) có thể được thêm vào trong tương lai.
- Ứng dụng ngành F&B
Bao bì từ protein sữa thường được dùng làm túi, giấy gói thực phẩm ăn được. Ngoài ra việc phun lớp phủ protein casein có còn nhiều tác dụng rất ‘’xịn sò” như thay thế phủ đường lên mặt bánh trung thu khiến bánh trung thu sẽ bớt ngọt hơn phù hợp xu thế giảm ngọt của giới trẻ. Phun casein còn ngăn dầu mỡ thấm ra bao bì hoặc sử dụng như một lớp tráng lòng cho tô Kraft hay bát từ giấy tái chế.
- Tính kinh tế
Theo tác giả đây có lẽ là giải pháp: “Đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới”, nhưng hiện tại sản phẩm mới đang ở trong phòng lab chưa được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, trong tương lai gần, chi phí sản xuất bao bì từ casein sẽ giảm dần và phổ biến hơn.

Giải pháp tái sử dụng bao bì
Mang túi được giảm tiền
- Giới thiệu về giải pháp
Khuyến khích người tiêu dùng mang theo vật dùng để đựng như giỏ, hộp, bát khi mua sắm bằng cách giảm giá trực tiếp hoặc tặng ưu đãi cho khách hàng. Việc được giảm giá hoặc nhận ưu đãi sẽ khuyến khích sẽ giữ chân khách hàng, nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp quan tâm tới môi trường. Người mua cũng cảm thấy vui vẻ, hài lòng khi nỗ lực giảm thiểu sử dụng túi nilon của mình được ghi nhận.
- Ứng dụng thực tế
Nhiều chuỗi siêu thị và cửa hàng thực phẩm lớn như Co.opmart, Big C đã áp dụng thành công giải pháp này, giúp giảm đáng kể số lượng túi nhựa tiêu thụ hàng năm. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể dễ dàng áp dụng chiến lược này để thu hút và giữ chân khách hàng.

Thu phí sử dụng túi nilon
- Giới thiệu về giải pháp
Để hạn chế sử dụng túi nilon, doanh nghiệp áp dụng chính sách khách hàng phải trả thêm một khoản tiền nhỏ khi mua hàng nếu sử dụng túi nhựa. Khoản phí này sẽ dao động vài nghìn đồng với mỗi thanh toán, đây là khoản phí rất nhỏ và việc tách riêng khoản phí này sẽ khiến khách hàng để ý tới môi trường và dân thay đổi tư duy.
- Ứng dụng thực tế
Các quốc gia như Đức, Nhật và Singapore đã áp dụng việc thu phí bao bì nhựa từ nhiều năm nay và đã thu được những kết quả rất tích cực. Ở Việt Nam, nhiều chuỗi cửa hàng và siêu thị lớn cũng đang bắt đầu áp dụng chính sách này, khuyến khích người dân mang túi tái sử dụng khi đi mua sắm.

Đặt cọc mượn túi môi trường
- Giới thiệu về giải pháp
Khách hàng chỉ cần một khoản phí đặt cọc rất nhỏ để mượn túi sinh học khi mua sắm ngay tại quầy thanh toán. Khách hàng sẽ nhận lại 100% khoản phí đặt cọc tương ứng với số túi hoàn trả lại vào các lần mua sắm tiếp theo.
- Hiệu quả kinh tế
Giải pháp này sẽ khiến khách hàng muốn quay trở lại lần tiếp theo để được hoàn phí đặt cọc, “win” cho khách hàng khi vừa góp phần ủng hộ môi trường vừa ‘’win’’ cho doanh nghiệp nhờ gia tăng tỉ lệ quay lại của khách hàng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.
- Ứng dụng thực tế
Mô hình “mượn túi môi trường” đã được triển khai tại một số quốc gia tiên tiến như Úc và Nhật Bản. Tại Việt Nam, cũng đã và đang tích cực triển khai giải pháp này, điển hình như chiến dịch ‘Rent a bag’ – cho mượn túi sinh học đợt tháng 6 năm 2022 tại hệ thống siêu thị AEON.

Kết luận
Việc chuyển đổi từ bao bì nhựa sang các loại bao bì thân thiện với môi trường như bát giấy là xu hướng tất yếu trong ngành F&B. Sử dụng Bát giấy NKM không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa mà còn mang lại nhiều giá trị kinh tế và bền vững cho doanh nghiệp:
- Giảm ô nhiễm môi trường: Bát giấy NKM được làm từ giấy Kraft, chất liệu giấy có nguồn gốc tự nhiên, dễ phân hủy.
- In ấn linh hoạt và đa dạng: Bát giấy NKM cung cấp dịch vụ in logo lên tô giấy từ một màu đến nhiều màu. Màu được in bằng công nghệ in sắc nét, an toàn cho thực phẩm, phù hợp mọi nhu cầu in ấn từ đơn hàng nhỏ từ vài chục chiếc đến hàng ngàn chiếc. Sử dụng dịch vụ in ấn logo lên tô giấy NKM giúp tăng tính nhận diện và độ phổ biến của quán ăn.
- Tối ưu chi phí: mọi công đoạn từ in ấn cho tới sản xuất bát giấy đều được thực hiện ngay tại xưởng của bát giấy NKM nên giá vô cùng rẻ từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh
Công ty bát giấy NKM chuyên cung cấp sỉ và lẻ tô giấy, đồ dùng một lần, in ấn tô giấy. Sẵn sàng đáp ứng mọi đơn hàng từ nhỏ tới hàng nghìn trong thời gian gấp.